Năng lượng sạch là gì? Bao gồm những gì?
- hcm solar
- 18 thg 12, 2024
- 5 phút đọc
Đã cập nhật: 14 thg 1
1. Khái niệm năng lượng sạch
- Năng lượng sạch hay năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng vô hạn như năng lượng mặt trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt với ưu điểm ít tác động tiêu cực đến môi trường.
- Năng lượng sạch dần trở thành định hướng phát triển lâu dài và bền vững cho các doanh nghiệp vì là giải pháp bảo vệ môi trường, giảm phát khí thải CO2. Hơn nữa các nguồn năng lượng không tái tạo như điện than, dầu, khí đốt đang có dấu hiện cạn kiệt vì sự khai thác của con người. Năng lượng không tái tạo có tác động xấu tới môi trường vì bên cạnh việc tạo ra dòng điện còn giải phóng một lượng khí độc hại như cacbon dioxit, lưu huỳnh, nito oxit tạo nên hiệu ứng nhà kính, mưa axit và ô nhiễm không khí.
2. Năng lượng Mặt Trời
- Sử dụng nguồn năng lượng Mặt Trời là hướng đi bền vững vì năng lượng Mặt Trời là nguồn năng lượng dồi dào, ít có tác động xấu đến với môi trường và chúng ta có thể khai thác trong hàng triệu năm nữa.
- Điện năng lượng Mặt Trời được tạo ra thông qua việc chuyển đổi bức xạ ánh sáng và nhiệt Mặt Trời thành điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện. Nguồn cung cấp của năng lượng Mặt Trời có thể nói là vô hạn, chỉ bị giới hạn bởi trí sáng tạo của con người vì năng lượng Mặt Trời đã được con người khai thác vào hàng triệu năm về trước thông qua việc sử dụng nhiệt của Mặt Trời qua các hoạt động thường ngày như sưởi ấm, ánh sáng, chưng cất, đun nước v.v...
- Điện năng lượng Mặt Trời đang là giải pháp hàng đầu trên thế giới và được thúc đẩy toàn cầu trở thành nguồn năng lượng có quy mô lớn nhất hành tinh.
- Theo ước tính cứ 1km tấm pin năng lượng Mặt Trời được khai thác sẽ thu được 200MWp lượng điện năng đáp ứng đủ cho 200 000 hộ gia đình. Quá trình khai thác lại còn không gây sản sinh ra bất kì chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Hiện nay, điện năng lượng Mặt Trời được ứng dụng rộng rãi và không ngừng cải tiến bởi các nước dẫn đầu trên thế giới như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Ý, Pháp, Mỹ, v.v... Tại Việt Nam đang chuyển sang nguồn năng lượng này một cách rộng rãi, không chỉ ở quy mô doanh nghiệp, nhà xưởng mà còn ở hộ gia đình và nông nghiệp, tập trung ở những khu vực như Bình Dương, Đắk Lắk, Bến Tre, Cần Thơ, Bình Thuận, .v.v..
3. Năng lượng Gió

- Năng lượng Gió cũng là một dạng của năng lượng tái tạo và có ít tác động đến môi trường. Khi xưa năng lượng gió được sử dụng để xay các loại lương thực khô như bắp, gạo, các loại hạt v.v... nhưng ngày nay sức gió được ứng dụng tạo ra nguồn điện bởi các tuabin gió.
- Việt Nam là quốc gia có lợi thế bờ biển dài nên có tiềm năng phát triển điện gió, nhiều nhất là ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các đảo.
- Các tuabin gió cần được đặt ở các khoảng đất rộng và gần đường bờ biển để tận dụng tối đa sức gió. Tuabin gió có 2 loại trục đứng và trục ngang, tùy vào vị trí đặt để mà sẽ lựa chọn loại trục phù hợp.
- Điện gió là nguồn năng lượng tái tạo dồi dào tuy nhiên có nhiều hạn chế vì phụ thuộc vào sức gió và sức gió thì thay đổi vào các thời điểm trong năm. Hơn nữa điện gió cần diện tích lớn, vận chuyển lắp đặt tương đối khó khăn vì sải cánh quạt lớn cần các đơn vị vận chuyển siêu trường siêu trọng.
- Chưa hết, các tuabin gió với rung chấn mạnh và tiếng ồn có ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật biển như cá voi hay cá heo, các cánh quạt trong quá trình vận hành cũng va chạm với các loài chim, từ đó buộc phải bay cao hơn các tuabin
- Sản lượng sinh ra từ điện gió ở nước ta vẫn chưa được lượng hóa đầy đủ vì còn thiếu điều tra và đo đạc chi tiết, số liệu đo đạc điện gió có dao động lớn nên vẫn chưa phân phối được triệt để.
4. Năng lượng Sinh Khối

- Năng lượng sinh khối (biomass energy) là năng lượng được tạo ra từ các vật liệu dư thừa như trấu, rơm rạ, bã mía hoặc chất thải từ các hoạt động sinh hoạt của con người (rác, bùn/nước cống). Sinh khối là sử dụng các vật liệu này chuyển hóa thành điện năng (sinh hóa, hóa học) hoặc nhiệt năng (đốt).
- Đặc biệt, năng lượng sinh khối từ bã mía đang có tiềm năng rất lớn để cân bằng nguồn cung điện cho thủy điện vào mùa khô, thời điểm sản xuất điện của các nhà máy mía đường. Theo tính toán, đến năm 2030 cả nước sẽ có 40 triệu tấn mía, tương ứng công suất phát điện 1.600MW, điện năng từ bã mía đạt 4,7 triệu MWh, tương đương 2,8 tỷ kWh điện thương phẩm hòa lưới điện quốc gia.
- Ngoài các chi phí trả trước để đưa các nhà máy vào hoạt động còn có các chi phí bổ sung liên quan đến khai thác, vận chuyển và lưu trữ sinh khối trước khi phát điện. Đây là chi phí bổ sung mà các năng lượng tái tạo khác không cần tính đến vì chúng dựa vào các nguồn tài nguyên tại chỗ và miễn phí (thủy triều, ánh nắng mặt trời, gió,…) để làm nhiên liệu.
- Nhà máy năng lượng sinh khối đòi hỏi khá nhiều không gian, hạn chế các khu vực có thể đặt nhà máy. Thông thường, các công ty cũng cần đặt các nhà máy này gần nguồn sinh khối của họ để cắt giảm chi phí vận chuyển và lưu trữ.
- Một số nhà đầu tư đang triển khai dự án điện sinh khối tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn. Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Nhà máy điện sinh khối An Khê có công suất 95 MW đã được xây dựng tại tỉnh Gia Lai; Nhà máy điện sinh khối KCP – Phú Yên đạt công suất 30 MW…
Tạm kết
Nếu bạn đang có nhu cầu ứng dụng nguồn NLMT để mang về lợi ích dài hạn. Hãy liên hệ ngay với HCMSolar theo số điện thoại 07.6566.9899 để được tư vấn và hỗ trợ các giải pháp năng lượng nhé.
Comments